Giá: 0 VND
Đánh giá 56 lượt đánh giá
Cá ngựa hay còn gọi là hải mã có nhiều loài như cá ngựa gai, cá ngựa lớn, cá ngựa thân trắng, cá ngựa chấm, cá ngựa Nhật... Tất cả các loài này đều được dùng làm thuốc; nhưng nhiều người cho rằng loại trắng và vàng là tốt hơn cả. Tuy nhiên, màu sắc cá ngựa không ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữa bệnh của nó, vì màu cá là do ảnh hưởng của vùng san hô nơi cá sống, nhiều người truyền tai như vậy có thể để nâng cao giá trị bán cá ngựa. Cũng vì thế, một số người đã tẩy trắng, nhuộm vàng chúng. Để đảm bảo chất lượng các bạn nên mua cá ngựa tươi hay cá ngựa còn sống nhé.
Cửa hàng Phan nha hiện đang bán cá ngựa tươi và còn sống được đánh bắt từ biển Phan Thiết, với nhiều kích thước khác nhau (đánh lưới được size nào thì bán size đó). Quý khách có nhu cầu mua cá ngựa còn sống thì phải đặt trước.
Cá ngựa là một vị thuốc trong Đông y, còn được gọi là hải mã, thủy mã. Gọi là hải mã vì loài động vật này có cái đầu giống đầu ngựa. Nó sống ở vùng nước gần bờ, nơi nước trong, có độ muối cao, ven biển Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Australia...
Cá ngựa có thân dài 15-20 cm, có khi đến 30 cm, màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi xanh đen. Toàn thân được cấu tạo bởi những đốt xương vòng. Gọi là cá nhưng nó không có vây và đuôi như đuôi cá. Đuôi nó giống như cái móc hình xoắn ốc, gồm khoảng 40 đốt xương, dài bằng hoặc hơn phần thân để quấn vào các đám tảo hay các nhánh san hô dưới biển, giữ cho thân thẳng đứng. Cá ngựa đực có túi trước ngực (một nếp gấp dưới da) để hứng và ấp trứng do cá cái đẻ.
Cá ngựa (hải mã) là tên gọi chung của một chi động vật sống ở đại dương các vùng biển nhiệt đới. Nó được xem là một loài thuốc quý ở khu vực Đông Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam. Trong y học cổ truyền Trung Hoa, cá ngựa đã được sử dụng làm thực phẩm thuốc từ hơn 600 năm về trước và có mặt trong sách thuốc cổ "Cương mục thập di" từ năm 1795.
Cá ngựa vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, tiêu báng hòn, nhọt sưng, thúc đẻ, chữa liệt dương ở nam giới và hiếm muộn ở phụ nữ. Để chữa sản phụ đẻ khó, dân gian thường lấy cá ngựa đốt tồn tính, tán bột, uống 10 g, đồng thời tay cầm cá ngựa.
Cách sử dụng cá ngựa phổ biến nhất là ngâm một đôi trong rượu để uống. Người bán thường buộc từng cặp 2 con bằng nhau, coi như một đực một cái. Cũng có thể kết hợp cá ngựa với ba kích, hồ đào, phà cố chỉ, nhân sâm (lượng bằng nhau) làm viên uống với rượu, mỗi ngày 20-30 g.
Ngoài việc tăng cường chức năng tình dục thì cá ngựa còn được cho là bài thuốc khá hữu ích đối với những cặp vợ chồng đang ngày ngày mong mỏi một thiên thần bé nhỏ. Sở dĩ như vậy bởi trong loài động vật biển này có chứa chất DHA (docosahexanenoic acid), chất giúp cho việc sinh sản tinh trùng. Theo kinh nghiệm dân gian, việc dùng cá ngựa một đôi sấy khô vàng, tán bột, uống ngày 3 lần (mỗi lần 1g, dùng nước chiêu thuốc) có thể chữa liệt dương ở nam giới và vô sinh ở nữ giới. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì vô sinh, hiếm muộn do nhiều nguyên nhân gây lên nên những người rơi vào trường hợp này trước hết cần được thăm khám để có hướng điều trị phù hợp nhất; không có loại "thuốc tiên" nào có thể chữa trị được tất cả các trường hợp.
Lương y Vũ Quốc Trung cũng gợi ý một số bài thuốc từ cá ngựa tốt cho "chuyện ấy" như sau: Đối với nam giới mắc chứng liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy thì sử dụng 30g cá ngựa 30g, 30g nhân sâm, 20g cốt toái bổ, 20g long nhãn; tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 - 10 ngày, càng lâu càng tốt; ngày uống 20 - 40ml, có thể pha thêm mật ong. Đối với các trường hợp liệt dương, di tinh, tảo tiết, bạch đới khí hư (huyết trắng) thì sử dụng 2 con cá ngựa, 1 con gà sống non, nấm hương ngâm nước cho nở; gà luộc, rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị hầm nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị. Nếu ngâm thì dùng một đôi cá ngựa, 6g đại hồi, 10g dâm dương hoắc, 12g kỷ tử, 20g dương quy và 1 lít rượu trắng; ngâm trong 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 30ml, dùng cho trường hợp di tinh, liệt dương, yếu sinh lý.
Cá ngựa đã được ghi trong bộ sách thuốc "Bản thảo cương mục thập di" của Triệu Học Mẫn (Trung Quốc, thế kỷ 18). Nhiều vùng ở Việt Nam cũng biết dùng loại cá này để làm thuốc. Các ngư dân khi bắt được cá ngựa thì mổ bỏ ruột, phơi khô hoặc sấy để làm thuốc (khi dùng thì tẩm rượu, sao qua, tán bột).
Các công dụng chữa bệnh của loài vật này được liệt kê rất đa dạng nhưng nổi bật nhất là điều trị tình trạng suy giảm khả năng tình dục. Về công dụng này thì từ lâu đã lưu truyền trong dân gian và vẫn được áp dụng đến bây giờ.
Trước đây, công dụng của cá ngựa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian được rút ra từ thử nghiệm thực tế của nhiều người. Các nhà khoa học khi nghiên cứu thành phần hóa học của cá ngựa cũng mới chỉ chú trọng đến các nguyên tố vi lượng, các acid amin, acid béo... tác dụng dược lý vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng. Vài năm trở lại đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thành phần phân tử các hợp chất trong cá ngựa ở cấp độ gène và protein. Đây là một hướng nghiên cứu mới, hiện đại, chứng minh cơ chế phân tử quyết định đến công dụng y học của loài sinh vật này.
Theo kết quả nghiên cứu, cá ngựa chứa các phân tử miễn dịch có hai nguồn gốc khác nhau: Từ yếu tố di truyền bẩm sinh và từ hệ miễn dịch do quá trình chọn lọc tự nhiên. Dạng miễn dịch do quá trình chọn lọc tự nhiên giúp kháng lại các vi sinh vật, chống ôxy hóa, giải độc, tăng cường các lectin và protein có liên quan đến quá trình tạo máu... Các phân tử miễn dịch từ di truyền bẩm sinh thì có tác dụng trong quá trình chống oxy hóa và chống lão hóa của cơ thể.
Cũng từ nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tìm thấy trong cá ngựa các phân tử có chứa hàm lượng nguyên tố sắt cao. Đây chính là giải thích cho công dụng chống mệt mỏi, tái tạo hồng cầu của loài động vật biển này khi sử dụng chúng phối hợp với một số dược liệu cổ truyền khác. Một điều đáng nói nữa là cá ngựa có chứa một enzym sinh tổng hợp chất prostaglandin, một chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa thần kinh, hormon và hệ miễn dịch. Chất prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết ra hormon oxytocin hay còn gọi là "hormone tình yêu" - nội tiết tố có liên quan đến hoạt động tình dục ở cả nam giới và nữ giới. Đặc biệt ở phái đẹp, tác dụng của chất này còn được nhân lên gấp nhiều lần do có sự hỗ trợ của hormon estrogen. Như vậy, có thể thấy rằng tác dụng của cá ngựa đối với chị em có phần nhiều hơn đối với phái mày râu - điều mà trước đây nhiều người ít ngờ tới.
MST: 0314985284
Địa chỉ: 99/10 Huỳnh Văn Nghệ, P.12, Q. Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0909950368 (zalo)
Email: phannha.net@gmail.com