Kinh nghiệm mở quán bún chả cá

Kinh nghiệm mở quán bún chả cá

Để mở một quán ăn thành công không phải đơn giản, cần nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Mình xin chia sẽ một số kinh nghiệm và những điều cần làm khi mở quán bán bún chả cá cũng như các quán ăn tương tự khác. Bài viết chia sẽ của mình viết khá dài dù chưa đầy đủ nhưng sẽ giúp bạn định hình được 1 phần nào. Mong các bạn cố gắng đọc hết.

6699

Đánh giá

Xem thêm:

>> Kinh nghiệm mở xe bánh mì ít vốn

>> Mua sỉ chả cá

Xác định khách hàng mục tiêu:

Hầu hết chúng ta đều mong muốn bán được càng nhiều càng tốt, tuy nhiên bước đầu khởi nghiệp thì hãy xác định một đối tượng khách hàng cụ thể ví dụ như: dân văn phòng hay công nhân, lao động hay học sinh, sinh viên hay các hộ dân cư. Độ tuổi giới trẻ, trung niên, cao tuổi. Thu nhập: bình dân, khá, giàu. Nhu cầu: sang chảnh, giản dị mộc mạc,… Không nên tập trung vào tất cả mọi đối tượng khách hàng vì như thế là bất khả thi đặc biệt là mới khởi nghiệp.

banh_canh_cha_ca_nha_trang_ngon

Xác định vốn kinh doanh

Số Tiền đặt cọc và thuê mặt bằng:

Tùy vào khách hàng mục tiêu mà chọn vị trí thuê mặt bằng. Thông thường số tiền đặt cọc là 2 tháng tiền thuê nhà và đóng trước 1 tháng nữa thì chi phí ban đầu phải bỏ ra là 3 tháng tiền thuê mặt bằng. Còn các quán ăn sang tầm cỡ nhà hàng thì cần có những hợp đồng thuê dài hạn hơn vì chi phí trang trí nhà hàng ban đầu rất lớn.

Thời gian hợp đồng thuê, bạn nên ký kết giá cố định ít nhất 2 năm. Để có thời gian thu hồi vốn đã đầu tư xây dựng quán và sinh lời. Tránh trường hợp đang kinh doanh phát đạt mà chủ tăng giá nhà hay lấy lại mặt bằng.

Giá thuê mặt bằng là một trong những yếu tố quyết định đến giá bán sau này của bạn.

Ví dụ để bạn tham khảo:

  • Vỉa hè: giá bán khoảng 15.000 – 17.000đ/tô.
  • dưới 7 triệu/tháng: giá bán khoảng 17.000đ đến 20.000đ/tô.
  • Từ 7 triệu đến 15 triệu/tháng: Giá bán 20.000đ đến 27.000đ/tô
  • Trên 15 triệu/tháng: giá bán từ 30.000đ/tô.

Số tiền mua trang thiết bị:

Tùy vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn mua các trang thiết bị cho quán phù hợp.

Các loại trang thiết bị cần thiết cho quán bún chả cá:

  • Bàn ghế: chất liệu bàn ghế quyết định giá mua như bàn ghế nhựa, gỗ, inox. Diện tích mặt bằng vị trí thuê để chọn số lượng bàn ghế hợp lý.
  • Bếp và nồi nấu: bạn chọn nồi điện hay than hay gaz, bếp hồng ngoại thì sẽ chọn bếp thích hợp. Thông thường bộ gồm 3 nồi: 1 nồi lớn nấu nước lèo, 1 trụng và 1 nhỏ để chứa nước màu. Tuy nhiên tùy thuộc vào phong cách của quán ăn của bạn mà có thể thay đổi. Ví dụ bạn muốn nấu 1 nồi nước lèo, khi khách oder thì bạn mới múc ra nồi nhỏ đun sôi rồi làm cho khách hay cho nguyên nồi nước lèo đun sôi liu riu,...
  • Tủ lạnh, tủ đông: để tiết kiệm bạn có thể mua tủ 2 ngăn nếu quy mô bán vừa và nhỏ.
  • Tủ hay kệ trưng bày: thông thường quán bình dân thì nên đưa ra trước còn nhà hàng lại đưa ra sau. Tùy vào phong cách của chủ quán nữa.
  • Các vật dụng cần thiết khác như Bộ dao, thớt, thau, rổ, (tô nhựa, sứ, thố tùy đối tượng và phong cách, kích cỡ tô nên chọn tô vừa và 1 ít tô đặc biệt, tô nhỏ vừa ăn giúp giá bán thấp khách ăn xong vẫn thấy thèm,…) chén thêm, chén nhỏ đựng nước chấm, đũa, muỗng, hộp đựng đũa muỗng, hộp đựng giấy vệ sinh nếu quán bình dân hay đĩa đựng khăn lạnh nếu quán sang hơn, sọt rác nhỏ, Vá lớn để múc nước lèo, Vá nhỏ để múc nước màu, hộp đựng tăm, hộp đựng gia vị ( ớt sa tế, hành ngâm chua, mắm ruốc, nước mắm, ớt xiêm xanh,…), khăn lau chùi, thiết bị vệ sinh, và nhiều thứ linh tinh khác nữa.
  • Chi phí in băng rôn, biển hiệu, in menu, trang trí Quán Ăn: tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn có phong cách trang trí cửa hàng khác nhau.

do_dung_quan_bun_cha_ca

Số tiền mua nguyên vật liệu ban đầu:

Tùy vào quy mô quán ăn của bạn mà số tiền mua nguyên liệu nhiều hay ít. Chuyến đầu bạn nên mua nhiều hơn kế hoạch 1 ít vì có thể bạn bè, người quen sẽ ủng hộ trong ngày khai trương.

Số tiền dự phòng cho các chi phí phát sinh

Bạn cần phải để 1 ít tiền mặt để dự phòng các chi phí phát sinh khác, không nên chuẩn bị suýt soát. Chi phí dự phòng rủi ro khi kinh doanh 1 – 2 tháng đầu không đạt mục tiêu đề ra.

Khoản tiền còn dùng để thanh toán cho nhà cung cấp nguyên vật liệu dùng cho chi phí lưu động (biến phí).

Chi phí dự kiến cho một số mô hình quán bún chả cá

Như vậy, để mở 1 quán ăn thì có các loại chi phí như đã liệt kê ở trên:

  • Quán bình dân thì cần mức vốn khởi nghiệp khoảng từ 30 – 40 triệu đồng.
  • Quán tập trung khách văn phòng, dân cư thu nhập khá từ 50 triệu – 80 triệu đồng.
  • Mức khách hàng cao cấp hơn thì có thể nâng cấp thành nhà hàng thì tùy mức độ trang trí và đầu tư của bạn.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh quán bún chả cá

Vị trí kinh doanh:

  • Chọn vị trí thuê mặt bằng

Sau khi bạn xác định được đối tượng kinh doanh cho quán bún chả cá rồi thì bước chọn mặt bằng là vô cùng quan trọng, quyết định đến 50% sự thành công của quán ăn. Vị trí kinh doanh của bạn có phù hợp với khách hàng mục tiêu mà bạn đang nhắm đến không?

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng bán bún chả cá và đối thủ cạnh gián tiếp như bán các món ăn khác cạnh tranh cùng phân khúc khách hàng mục tiêu. Quy mô khách hàng mục tiêu tại vị trí cần thuê.

Ví dụ: khách hàng là dân công sở thì nên chọn gần các tòa văn phòng, khách hàng là công nhân thì gần khu công nghiệp, cư dân ở 1 khu chung cư thì thuê shophouse hay đối diên chung cư, sinh viên thì cạnh trường học, ký túc xá, cư dân một khu vực nào đó thì nên gần chợ, ngã 3, ngã 4,… Lưu ý có chỗ để xe cho khách.

  • Trang trí bên ngoài Quán Bún Chả cá:

Biển hiệu: nên chọn đơn giản màu bắt mắt như nền vàng chữ đỏ, chữ to rõ, đơn giản, số lượng chữ ít hay vừa phải. Không nên chọn hình ảnh làm phong nền cho biển ngoài trời bởi vì khách hàng chỉ có 1-2 giây để lướt qua quán ăn của bạn, bạn cung cấp sao cho khách hàng biết được thông tin họ đang kiếm.

Các băng rôn như các chương trình khuyến mãi, giá bán cũng thiết kế bắt mắt đơn giản.

  • Trang trí bên trong Quán Ăn:

Đặc biệt trong việc kinh doanh quán ăn thì yếu tố vệ sinh vô cùng quan trọng. Quán phải luôn sạch sẽ, sáng sủa, thoáng.

Có thể in hình ảnh một vài món ăn đính kèm giá bán treo trên vách. Khách hàng bình dân thì chỉ cần thoáng mát, tiện lợi nhưng khách hàng sang chảnh thì cần trang trí cao cấp hơn.

quan_bun_cha_ca_moi_kinh_doanh

Món ăn:

  • Số lượng món ăn:

Mặt bằng được thuê nguyên ngày hay chỉ buổi sáng hay buổi chiều. Đối với món bún cá, bún chả cá đều có thể bán được buổi sáng, buổi chiều hay cả ngày.

Các món chính đối với quán bún chả cá thông thường là: bún chả cá, bún sứa, bún cá ngừ, có thể tăng thêm bánh canh chả cá hay mở rộng menu thành quán ăn đặc sản thì có thể thêm nem nướng.

nem_nuong

Nếu đối tượng khách hàng Công nhân đi làm nhà máy thì nên tập trung vào 1-2 món chính và bán chỉ vào buổi sáng hay buổi chiều thôi như bán mỗi bánh canh chả cá hay bún chả cá thôi.

Nếu đối tượng là dân văn phòng thì thời gian bán có thể từ sáng đến 14h. Menu đa dạng hơn và Chuẩn bị sẵn hộp, túi, gói gia vị như rau, chanh, nước chấm, ớt sa tế, ớt xiêm,.. làm sẵn để làm nhanh, dễ mang đi.

 

  • Nguyên vật liệu:

Thực trạng hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được khách hàng đặt lên hàng đầu, bạn kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống để giữ gìn chữ tín và phát triển bền vững thì càng phải chú trọng kỹ càng hơn nữa.

cha_ca_nha_trang_gia_si

Điều tối thiểu: nhà cung cấp phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý liên quan, chất lượng đảm bảo, ổn định, dịch vụ tốt. Quán bún chả cá thì quan trọng nhất là chả cá. Công ty Phan Nha chuyên cung cấp chả cá nha trang đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.

Xem thêm: >> Mua chả cá nha trang ở đâu

 Ngoài ra, Rau củ, thịt cá cũng cần chú ý đến atvstp.

Gia vị như: muối đường bột nêm, nước mắm,… thì có thể mua trong các siêu thị lớn vì giá cũng chuẩn toàn quốc rồi.

rau_cu_cho_quan_an

  • Kỹ thuật nấu nướng:

Đây chắc chắn là điều cốt lõi tạo nên sự thành công khi bạn quyết định ra kinh doanh quán ăn. Bạn phải biết nấu và đặc biệt hơn nếu bạn biết cách tạo nên nét độc đáo riêng trong món ăn của bạn để thực khách ăn vào nhớ mãi hay muốn ăn thêm và quay lại nhiều lần khác. Hương vị phải ổn định vì thế bạn nên có 1 công thức tỷ lệ thành phần gia vị cho nồi nước lèo bán bún.

Ví dụ: quán bún chả cá ngoài nước lèo, chất lượng nguyên vật liệu thì nước chấm chả cá lại là tuyệt chiêu nhỏ tạo nên thành công lớn của nhiều Quán ăn. Nước chấm thông thường được làm từ ớt rim. Cách làm ớt rim bạn có thể tham khảo theo link: https://phannha.net/cha-ca-nha-trang-id14.html (đoạn cuối bài viết nhé).

Xem thêm: >> Cách nấu bún chả cá nha trang

  • Trang trí món ăn:

Nếu đối tượng khách hàng bình dân thì yêu cầu về tính thẩm mỹ không quá cao nhưng các bạn cũng đừng quá cẩu thả bỏ qua khâu này nhé. Như trình bày tô bún chả cá tưởng đơn giản nhưng cần sự khéo léo: trình tự cho bún vào tô, xếp chả cá, thịt cá dầm (nếu có) múc nước lèo tưới nhẹ sao cho màu nước vừa phải, cà chua hay thơm vài miếng để trang trí, cho hành lá, tiêu,…

bun_cha_ca_phan_nha

  • Menu đi kèm:

Quán bán ăn sáng bún chả cá có thể bán thêm bún riêu hay bún bò hay bánh canh.

Các khách hàng khi ăn bún chả cá vào buổi sáng thì thường muốn uống thêm ly trà nóng, cà phê, sữa đậu nành, sữa bắp,… Còn bạn muốn bán vào buổi chiều thì có thể thêm nem nướng, đồ uống có thể là trà đá, nước ngọt, nước sâm,…

menu_quan_bun_cha_ca

Nhân sự

Tùy mô hình của quán bạn cần hướng đến mà cần có số lượng nhân sự phù hợp.

  • Bếp chính
  • Nhân viên phục vụ
  • Tạp vụ

3 vị trí trên là cần thiết cho mọi mô hình quán ăn từ quán bình dân đến nhà hàng cao cấp.

Nâng cấp thêm thì cần có thêm:

  • Bảo vệ: giữ xe, dắt xe cho khách.
  • Thu ngân
  • Quản lý

Và nhiều vị trí đi kèm mở rộng khác.

Thái độ phục vụ, phong cách đặc trưng của Quán

Đã chấp nhận làm nghề dịch vụ thì cho dù bạn có xảy ra chuyện gì thì khi gặp khách hàng cũng phải luôn tươi cười, vui vẻ đó là điều tối thiểu. Nét đặc trưng riêng về quán như dắt xe, chào hỏi, nói chuyện,…

Chuyên nghiệp hơn thì có thể tạp trung phát triển thương hiệu như đồng phục nhân viên, tên quán ăn trên khăn ướt, hộp mang đi,…

Giá bán và các chương trình khuyến mãi

Giá bán như đã trao đổi ở trên được hình thành chủ yếu từ chi phí mặt bằng, chi phí nguyên liệu, kì vọng lợi nhuận, thu nhập của đối tượng khách hàng mục tiêu, sản phẩm  và giá bán của đối thủ cạnh tranh, …

Mẹo nhỏ mách bạn: Bạn nên chọn size tô nhỏ, vành rộng để khách ăn vừa đủ hay thiếu 1 ít gây cảm giác thèm muốn ăn thêm. Đặc biệt khi làm tô nhỏ thì chi phí/tô giảm nên giá bán giảm, tăng lợi thế cạnh tranh.

Vì sản phẩm bún chả cá không phải là món ăn mới lạ nên định giá bán phù hợp với thị trường.

Khi mới khai trương để thu hút khách hàng nên có những chương trình khuyến mãi. Càng có sự sáng tạo sao cho chương trình khuyến mãi đạt hiểu quả mong muốn.

Các gói khuyến mãi sau khi mua cũng cần lưu ý để khách hàng quay lại cho những lần sau.

Với việc các dịch vụ giao hàng thức ăn trực tuyến phát triển, bạn nên chú ý khai thác thêm kênh bán hàng này. Tuy nhiên, bạn lại mất 1 phần chi phí khoảng 10 – 30% giá bán (tùy thương lượng và ứng dụng bạn hợp tác).

Trên đây là những chia sẽ kinh nghiệm của mình về kinh nghiệm mở quán bún chả cá. Mình tổng hợp sơ bộ chứ không thể chi tiết từng tiểu tiết trong một bài viết được. Để đầy đủ nhất bạn nên liệt kê, viết ra trong 1 cuốn sổ để tiện cho khi cần.

Chúc các bạn khởi nghiệp thành công dù là 1 quán ăn nhỏ thỏa đam mê hay chuỗi hệ thống quán ăn nhé.

cha_cuon

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

CÔNG TY TNHH PHAN NHA

Địa chỉ: 99/10 Huỳnh Văn Nghệ, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0909950368 - email: phannha.net@gmail.com - hotro@phannha.net 
Mã số Doanh Nghiệp: 0314985284 Do sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 12/04/2018

thong_bao_bo_cong_thuong

 

 

 

 

 

Cơ sở 1: cầu Bè, Vĩnh Thạnh, Tp. Nha Trang, Khánh Hòa

Cơ sở 2:  Thắng Hải, Hàm Tân, Bình Thuận

Chả cá nha trang

Ngọc kê|Mực dẻo 2 nắng|Thịt đà điểu Khatoco|Chả cá thu|Mực 1 nắng|Bào ngư tươi Nha Trang|chả cá viên chiên Nha Trang | Chả ram tôm đất | chả cá Vạn Giã